Các loại nám trên mặt thường gặp: Phân loại và nguyên nhân

Nám da với mảng hay đốm màu nâu xuất hiện lấm tấm trên gương mặt là điều khiến rất nhiều người e ngại, thiếu tự tin khi đối diện với người khác. Nám da không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Vậy nám da thực chất là gì? Nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết các loại nám da trên mặt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những điều thắc mắc trên một cách chi tiết và chính xác nhất!

Các loại nám trên mặt thường gặp
Các loại nám trên mặt thường gặp

Phân loại các loại nám trên mặt

Nám là hiện tượng rất thường gặp, chúng không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại khiến người bị thiếu tự tin vì ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Nám da được phân ra thành nhiều loại mang đặc điểm khác nhau. Dưới đây là các loại nám da thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo gồm:

Nám da loại mảng

Nám mảng là loại nám da vô cùng phổ biến, dễ gặp nhất. Nám da loại mảng hình thành trên ở lớp biểu bì da, chân nám nằm ở lớp ngoài cùng của da, vùng thượng bì và không ăn sâu vào bên trong. Vùng da bị nám mảng có màu nhạt, các mảng nám nhỏ và dần lan rộng. Nám mảng thường tập trung ở gò má, mũi,  trán, cằm.

Nguyên nhân hình thành nám mảng là do các tác động từ môi trường bên ngoài như không khí bị ô nhiễm, ánh nắng mặt trời, dị ứng thuốc, sử dụng thuốc tránh thai, nội tiết cơ thể, sử dụng mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại,…

Nám da loại đốm

Nám đốm là các đốm đen sẫm màu, xuất hiện do các tế bào sinh sắc tố melanocyte đẩy melanin từ trung bì. Nám đốm có chân nám nằm sâu với các đốm chấm tròn nhỏ hoặc xuất hiện theo từng chùm trên da. Màu nám đốm có thể thay đổi từ nâu nhạt sang đen sẫm như vết thâm sau mụn. Nám đốm thường xuất hiện ở trán, má và cằm. 

Nguyên nhân chính khiến nám đốm hình thành là do rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone, lão hóa, di truyền,… Loại nám này thường gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc chuẩn bị bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Nám đốm với các chấm nhỏ xuất hiện trên da
Nám đốm với các chấm nhỏ xuất hiện trên da

Nám da hỗn hợp

Nám hỗn hợp là sự kết hợp của nám mảng và nám đốm. Trong số các loại nám trên mặt, nám hỗn hợp rất khó điều trị vì chân nám nằm sâu trên da. Nám hỗn hợp có màu sẫm, có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành từng vùng trên mặt như trán, gò má, da xung quanh mắt, sống mũi,…Nguyên nhân hình thành nám hỗn hợp là do lão hóa, di truyền, ánh nắng, bụi bẩn, ô nhiễm… Đây là loại nám thường gặp nhất và có quá trình điều trị kéo dài.

Nguyên nhân gây nám da

Nám da gây ra bởi 2 nguyên nhân chính bao gồm nội tiết tố và sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Trong đó, ánh nắng mặt trời chứa UV độc hại sẽ phá hủy tế bào da, làm vỡ cấu trúc da, kích thích sự tăng sinh quá mức của melanin. Nếu nội tiết tố cơ thể ổn định sẽ khiến làn da được nuôi dưỡng tốt nhất, cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi hormone rối loạn kích thích sự tăng sinh của hắc tố melanin sẽ gây các loại nám trên mặt. Do đó, người trong độ tuổi sinh sản đặc biệt là đang mang thai, sau sinh hoặc tiền mãn kinh sẽ có nguy cơ bị nám da cao hơn.

Bên cạnh 2 nguyên nhân chính trên, nám da cũng có thể xuất hiện do các yếu tố khác được kể đến như:

  • Di truyền: Khoảng 33%-50% người bị nám là do yếu tố di truyền.
  • Chăm sóc da sai cách: Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, lạm dụng mỹ phẩm,… là nguyên nhân khiến da bị tổn thương, suy yếu dẫn đến rối loạn sắc tố da.
  • Stress tâm lý căng thẳng kéo dài: Thường xuyên bị căng thẳng, stress khiến nội tiết tố bị mất cân bằng từ đó kích thích tăng sinh melanin gây các loại nám trên mặt. 
  • Tiếp xúc với ánh sáng xanh: Ánh sáng xanh từ máy vi tính, điện thoại, màn hình tivi… tác động tiêu cực lên da, làm tăng nguy cơ bị nám.
  • Tăng sắc tố sau viêm: Là tình trạng tăng melanin do các phản ứng sau viêm liên quan đến da như mụn trứng cá, thực hiện thủ thuật da, wax lông,….
Có nhiều nguyên nhân gây nám da
Có nhiều nguyên nhân gây nám da
  • Tác động từ môi trường: Tiếp xúc, làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… là điều kiện thuận lợi hình thành các loại nám trên mặt.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai: Sử dụng viên uống tránh thai có chứa estrogen và progesterone hay sử dụng thuốc chống động kinh, thuốc chống co giật cũng có thể là nguyên nhân gây nám da.
  • Ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lành mạnh: Sử dụng các thực phẩm, gia vị cay nóng như ớt, tiêu, rượu bia,… và nghỉ ngơi không khoa học có thể làm tăng nguy cơ bị nám.
  • Yếu tố khác: Bị suy giáp, lạm dụng việc tắm nắng,… cũng là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị nám.

Bài viết trên đây của Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Pamas là tổng hợp thông tin về các loại nám trên mặt và nguyên nhân hình thành chúng. Nám da là bệnh vô hại, chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu áp dụng đúng pháp đồ điều trị cũng như liệu trình được chỉ định.

Xem thêm:

Bài viết liên quan
hotline 0934521818 Zalo Nhận ưu đãi